Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

VÌ SAO A ĐẨU ĐƯỢC NỐI NGÔI?


Lưu Bị

Gia Cát Lượng

Vĩnh An cung. Không khí ban trưa tịch mịch. Chiêu Liệt hoàng đế khẽ vẫy tay cho bọn Gia Cát Lượng, Lý Nghiêm ra ngoài. Thở nặng nhọc, đôi mắt trũng sâu qua mấy ngày đi lỵ không được bù nước kịp thời, ngài chìm đắm trong suy nghĩ miên man.

Tờ di mệnh đã thảo sẵn. Cái tên Lưu Thầm đã được khuyên đỏ. Bên tai ngài còn văng vẳng giọng nói thống thiết của Gia Cát Lượng: "...Bệ hạ, vì cơ nghiệp muôn đời của nhà Hán, vì sự nghiệp thống nhất Trung Nguyên, xin bệ hạ di mệnh cho Bắc Địa Vương lên ngôi cửu ngũ. Bắc Địa Vương phong tư anh tuấn, tài lược trầm hùng, trên có thể kế thừa đại thống, dưới có thể chăn dắt muôn dân, bắc phạt, bình nam mở mang bờ cõi Thục Hán. Thần nguyện đem hết sức khuyển mã tôn phù..."

Chiêu Liệt thở dài. Chẳng phải ngài không nhìn thấy. Thằng A Đẩu tuy là con ta, lại là con trưởng nhưng tư chất ngu độn,thêm có chứng phong xù, chỉ có gái là tài. Có lẽ vì năm xưa bên cầu Trường Bản ta quá nặng tay khi ném nó xuống đất. Vì việc đó mà Cam phu nhân mè nheo ta hoài. Nhưng đàn bà, biết đâu được chuyện chính trị. Ta không làm vậy, dễ gì Tử Long, một hổ tướng ngàn năm khó tìm, trung thành hết mực với ta...Mưu mẹo của ta, e rằng chỉ có Gia Cát Lượng và Tào Tháo là hiểu. Tháo nay chết rồi, còn Gia Cát Lượng ta cũng test va rồi. Va lỡ hứa gan óc lầy đất trung thành với ta, với con cháu ta,không phải lo va phản...Thằng Thầm thì tư chất hùng anh, đủ sức nối đại thống...Nhưng mà...
Chiêu Liệt với tay cầm tờ mật thư của Bắc Ngụy do Hoa Hâm đưa tới bữa qua:"...Việc nối ngôi là chuyện nội bộ nước Thục, Bắc Ngụy không can thiệp. Tuy nhiên, chúng tôi muốn A Đẩu Lưu Thiện nối ngôi. Vì chuyện phế trưởng lập thứ xưa nay luôn bất ổn, huống hồ ngài bỏ con lập cháu. Võ hoàng đế Bắc Ngụy chúng tôi buộc phải bỏ Tào Thực lập Tào Phi là vậy. Nếu ngài lập A Đẩu, chúng tôi thề muôn đời hữu hảo, không xâm lấn biên giới của Thục, còn cứu trợ gạo tiền khi Thục gặp năm thiên tai mất mùa.Kế môi răng ấy,xin ngài lưu ý..."
Chiêu Liệt lại suy nghĩ...Kể ra, có được vị vua như Lưu Thầm, Tây Thục quả là đại phúc. Nhưng mối nguy Bắc Ngụy còn đó. Tây Thục lương ít, người thưa,tuấn kiệt như lá mùa thu, nhân tài như sao buổi sớm, có mỗi Gia Cát Lượng thì dạo này thấy va ho nhiều, xuống sức quá, có khi bị lao tới nơi, liệu có thể giúp con ta chống chọi được mấy nỗi. Chi bằng hòa với Bắc Ngụy, thậm chí nộp cống xưng thần với họ cũng được, miễn sao giữ được ngai vàng là được rồi...Chống chọi với họ làm chi có khi mất cả chì lẫn chài...

Run run, Chiêu Liệt vớ lấy ngọn bút lông thỏ,dầm đẫm mực...
Cơn đau chói nơi ngực trái...chới với, bàn tay buông thõng, cây bút lăn tròn. Thị vệ la hoảng, tiếng người chạy xáo xác, tiếng la thét gọi ngự y...Chiêu Liệt đã về trời...

Gia Cát Lượng thất thần nhìn sững tờ di chiếu. Chữ Thầm đã bị xóa, thay vào đấy là chữ Thiện còn tươi mới. Uất nghẹn, Lượng ngửa mặt lên trời, gọi với nghẹn ngào:"Bệ hạ..."

Bá quan xì xào:"Tội nghiệp Võ hầu, trung thành đến phút cuối..."

Hàng tùng trước sân héo rũ.Thương Chiêu Liệt? Hay thương Gia Cát?...

CỌP GIẤY KHOA HỌC.

Trung Quốc là cọp giấy khoa học?
Bài báo dưới đây “Chinese Innovation Is a Paper Tiger” (trên tờ Wall Street Journal) là một kiểu chơi chữ hay. Kết luận của bài báo này (hai tác giả là người gốc Trung Quốc và Ấn Độ - nhìn qua họ thì đoán được) là về sáng tạo và khoa học, Trung Quốc chỉ là con cọp giấy. Hình như người Việt chúng ta cũng từng nói như thế. Sẵn đây, tôi trình bày vài dữ liệu khác để củng cố cho nhận xét của hai tác giả trên.

Cách tốt nhất để biết khoa học Trung Quốc (TQ) đang đứng đâu là đọc báo cáo khoa học của UNESCO. Tôi đã đọc báo cáo này và tóm lược vị thế của Việt Nam trong một bài trước. Tính chung, khoa học TQ đứng hạn 18 trên thế giới. Với thứ hạng này TQ đứng sau Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc, nhưng cao hơn Hàn Quốc (hạng 21) và Singapore (31). Chúng ta có thể nhìn kĩ xu hướng khoa học của TQ trong mấy năm qua như sau:

Năm 2000, TQ có khoảng 695 ngàn nhà nghiên cứu, nhưng năm 2008 họ có 1.6 triệu nhà nghiên cứu. Một sự tăng trưởng gấp 2,3 lần trong vòng có 8 năm. Con số này cho thấy họ quyết tâm đầu tư vào con người khoa học.

Số ấn phẩm khoa học TQ tăng nhanh trong 10 năm qua. Trong 10 năm 1998-2008, TQ công bố được 573,486 bài báo khoa học. Phải đặt con số này trong bối cảnh chung mới thấy họ còn kém hơn nhiều so với Mĩ (2,959,661 bài), Nhật (796807 bài), Đức (766146), Anh (678686), Pháp (548279). Tuy nhiên, số liệu gần đây cho thấy TQ đã vượt qua Nhật về con số ấn phẩm khoa học, và đứng hạng hai về số ấn phẩm khoa học.

Nhưng chất lượng nghiên cứu khoa học của TQ còn rất thấp. Chỉ số trích dẫn trung bình của TQ la là 4.61/bài, so với Mĩ là 14.28/bài. Thật ra, chỉ số trích dẫn của TQ là thấp nhất so với các nước tiên tiến như Nhật (9.04), Đức (11.5), Anh (12.92), thậm chí thấp hơn cả Ấn Độ (4.59).

TQ mạnh về lĩnh vực khoa học vật liệu và hóa học nhưng rất kém về sinh học phân tử và y học. Số liệu 2004-2008 cho thấy số ấn phẩm khoa học của họ trong ngành khoa học vật liệu (material science) chiếm ~21% tổng số ấn phẩm thế giới (năm 1999-2003 họ chỉ chiếm 12%). Sau ngành khoa học vật liệu, họ còn mạnh các ngành khác như hóa học (16.9%), vật lí (14%), toán (12.8%), kĩ thuật (10.9%), khoa học máy tính (10.7%). Tuy nhiên, ngành TQ kém nhất là miễn dịch học, chỉ chiếm 3.5% tổng số ấn phẩm ngành này trên thế giới, và sinh học phân tử (4.5%).

Ai là bạn khoa học của China? Đứng đầu là Mĩ, kế đến là Nhật, Anh, Đức, Canada, và Úc. Nga đứng chót bảng.

Khả năng sáng tạo của TQ cũng kém. Trong năm 2007, TQ đăng kí 5465 bằng sáng chế (trong hệ thống PCT). Con số này còn khiêm tốn hơn so với Nhật (27749), Hàn Quốc (7065), Pháp (6246), Đức (17825), và dĩ nhiên là Mĩ (51296). Số bằng sáng chế trên 1000 nhà nghiên cứu của China là 3.8, thấp nhất so với Nhật (39.1), Mĩ (36), Hàn Quốc (32), Đức (63), Pháp (30) và Anh (32).

Những số liệu trên (trích từ UNESCO Report 2010) cho thấy TQ hiện đang là cọp giấy trong khoa học. Họ xuất bản rất nhiều bài báo khoa học nhưng chất lượng nói chung là thấp. Họ cũng rất thấp trong phát minh (điển hình qua con số bằng sáng chế). Dĩ nhiên, đây đó thì cũng có bài tốt trên Science hay Nature (cũng như VN ta cũng có bài tốt), nhưng tính chung thì chất lượng của TQ còn rất thấp. Dù hiện nay thì họ là cọp giấy, nhưng nhìn qua xu hướng 10 năm thì trong tương lai chắc họ sẽ là cọp thật, còn bao nhiêu năm để thành cọp thật thì chưa biết.

Còn kinh nghiệm cá nhân của tôi với các công trình khoa học từ TQ là không mấy tốt. Tôi (và Nguyên) phục vụ trong ban biên tập vài tập san y khoa, nên thường xuyên duyệt bài của đồng nghiệp TQ. Ấn tượng chung của tôi là họ chẳng làm gì có tính cách original cả; phần lớn chỉ là những công trình mang tính “me too” (tức là thấy người ngoài làm, họ lặp lại ở TQ). Do đó, tỉ lệ từ chối những bài từ TQ rất cao. Chẳng hạn như năm ngoái khi chúng tôi họp ban biên tập, người phụ trách xuất bản báo cáo cho biết trong năm qua tập nhận gần 50 bài từ Trung Quốc, nhưng chỉ công bố có 3 bài! Cần nói thêm rằng tỉ lệ từ chối của tập san JBMR này là 75%. Lí do từ chối thì có nhiều: thiếu tính original, phương pháp sai, tiếng Anh quá kém, vi phạn y đức, v.v. Có những bài mà tiếng Anh quá kém, nên chúng tôi phải trả lại. Nhưng sau này thì họ khá hẳn về tiếng Anh, tuy vẫn còn kém về nội dung khoa học.

Riêng về vi phạm y đức thì chính tôi từng có một kinh nghiệm rất hi hữu. Bài báo đó đã được duyệt 3 lần, và tổng biên tập viết thư chấp nhận. Nhưng một người nặc danh từ TQ viết thư cho tôi (có lẽ người này thấy tên tôi không phải TQ và cũng chẳng phải Tây) nói rằng bài báo đó nói láo rằng công trình đã qua ủy ban y đức phê chuẩn nhưng thật ra thì không có ủy ban nào phê duyệt cả. Vì nghiên cứu này mang tính xâm phạm (lấy biopsy – sinh thiết xương, rất đau) nên tôi đề nghị tổng biên tập yêu cầu nhóm tác giả cho coi văn bản ủy ban y đức đã phê chuẩn cho biopsy và nghiên cứu nói chung. Họ không trưng bày được văn bản. Bài báo bị từ chối ngay. Từ đó, chúng tôi rất sợ những bài báo từ TQ, vì họ có xu hướng nói láo và vi phạm y đức trắng trợn. Có thể chỉ một số nhỏ là như thế, nhưng qua nhiều vụ đạo văn, thiếu trung thực, và vi phạm y đức, nên những bài báo từ TQ thường bị duyệt rất cẩn thận.

Nói tóm lại, tôi nghĩ một ngày không xa, TQ sẽ vượt Mĩ về số ấn phẩm khoa học, nhưng về chất lượng thì tôi không nghĩ họ sẽ vượt qua Mĩ, ít nhất là trong vòng vài chục năm. Ngay cả Nhật, một dân tộc vĩ đại hơn TQ nhiều lần, mà cho đến nay vẫn không qua được Mĩ và Âu châu về tính sáng tạo và chất lượng nghiên cứu khoa học. Tôi nghĩ cái giá TQ phải trả để có vị trí số 2 (về số lượng) như ngày nay chắc là đắt lắm. Bao nhiêu nạn nhân đã hi sinh vì vi phạm y đức? Bao nhiêu vụ giả tạo dữ liệu? Không ai biết được, nhưng với tham vọng “tiến nhanh, tiến mạnh” như hiện nay, tôi nghĩ một phần không nhỏ những bài báo họ công bố có thể ví như là lâu đài được xây trên cát, không bền vững. Mới đây nhất là một trường hợp một nhà khoa học TQ bị buộc phải rút lại 70 bài báo ông đã công bố vì ngụy tạo dữ liệu. Sự kiện vô tiền khoáng hậu này gây chấn động trong giới khoa học, và nhiều người không còn tin vào khoa học TQ.

Việt Nam chúng ta không nên học họ.

NVT

By ANIL K. GUPTA
AND HAIYAN WANG

Hardly a week goes by without a headline pronouncing that China is about to overtake the U.S. and other advanced economies in the innovation game. Patent filings are up, China is exporting high-tech goods, the West is doomed. Or so goes the story line. The reality is very different.

To be sure, China's R&D expenditure increased to 1.5% of GDP in 2010 from 1.1% in 2002, and should reach 2.5% by 2020. Its share of the world's total R&D expenditure, 12.3% in 2010, was second only to the U.S., whose share remained steady at 34%-35%. According to the World Intellectual Property Organization, Chinese inventors filed 203,481 patent applications in 2008. That would make China the third most innovative country after Japan (502,054 filings) and the U.S. (400,769).

But more than 95% of the Chinese applications were filed domestically with the State Intellectual Property Office—and the vast majority cover "innovations" that make only tiny changes on existing designs. A better measure is to look at innovations that are recognized outside China—at patent filings or grants to China-origin inventions by the world's leading patent offices, the U.S., the EU and Japan. On this score, China is way behind.

The most compelling evidence is the count of "triadic" patent filings or grants, where an application is filed with or patent granted by all three offices for the same innovation. According to the Organization for Economic Cooperation and Development, in 2008, the most recent year for which data are available, there were only 473 triadic patent filings from China versus 14,399 from the U.S., 14,525 from Europe, and 13,446 from Japan.
Starkly put, in 2010 China accounted for 20% of the world's population, 9% of the world's GDP, 12% of the world's R&D expenditure, but only 1% of the patent filings with or patents granted by any of the leading patent offices outside China. Further, half of the China-origin patents were granted to subsidiaries of foreign multinationals.

Why is there such a big gap between innovation inputs and outputs? Partly it may simply be a matter of time. Innovation requires not just new efforts but also a rich stock of prior knowledge. As new players on the technology frontier, Chinese organizations will need several years to build the requisite stock of knowledge.

But other factors are also at work. For instance, the allocation of government funds for R&D projects is highly politicized. As Yigong Shi and Yi Rao, deans of Life Sciences at Tsinghua and Peking Universities respectively, observed in a recent editorial in Science magazine, for grants ranging from tens to hundreds of millions of yuan, "it is an open secret that doing good research is not as important as schmoozing with powerful bureaucrats and their favorite experts.. . . . China's current research culture . . . wastes resources, corrupts the spirit, and stymies innovation."

China's research culture also suffers heavily from a focus on quantity over quality and the use of local rather than international standards to assess and reward research productivity. The result is a pandemic of not just incrementalism but also academic dishonesty.

A 2009 survey by the China Association for Science and Technology reported that half of the 30,078 respondents knew at least one colleague who had committed academic fraud. Such a culture inhibits serious inquiry and wastes resources.

China's educational system is another serious challenge because it emphasizes rote learning rather than creative problem solving. When Microsoft opened its second-largest research lab (after Redmond, Wash.) in Beijing, it realized that while the graduates it hired were brilliant, they were too passive when it came to research inquiry.

The research directors attacked this problem by effectively requiring each new hire to come up with a project he or she wanted to work on. Microsoft's approach is more the exception than the rule among R&D labs in China, which tend to be more top-down.

Yes, China is making rapid strides in some areas such as telecommunications technology. However, on an across-the-board basis, it still has quite some distance to cover before becoming a global innovation power.

Mr. Gupta is professor of strategy and entrepreneurship at the University of Maryland. Ms. Wang is managing partner of the China India Institute. They are the co-authors of "Getting China and India Right"(Wiley, 2009).

Nguồn:nguyenvantuan.net